Việc uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng nước thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu uống nước đúng cách, bạn vẫn có thể uống nhiều nước mà không đi tiểu nhiều lần. Cách uống nhiều nước mà không đi tiểu nhiều sẽ giúp ích rất nhiều cho những người mắc chứng tiểu đêm, rối loạn đường tiểu.
Vì sao nên uống nhiều nước?
Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người, là thành phần quan trọng giúp cơ thể hoạt động bình thường. Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Uống đủ nước giúp duy trì cân bằng điện giải, giúp các tế bào hoạt động bình thường.
- Nước giúp phân tán thức ăn trong dạ dày và ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
- Uống nhiều nước làm tăng quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.
- Nước giúp giữ ẩm cho da, giúp da sáng mịn và đàn hồi.
- Uống nước trước bữa ăn có thể giúp bạn cảm thấy no hơn, từ đó ăn ít hơn và hỗ trợ giảm cân.
Lượng nước cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ hoạt động của cơ thể, khí hậu,….Trẻ em và người già, những người hoạt động thể chất nhiều, người sống ở vùng khí hậu nóng thường cần uống nhiều nước hơn.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 8-10 cốc nước. Nhưng lượng nước cần thiết cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người, mỗi thời điểm.
Bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần có nên uống nhiều nước?
Khi bạn uống nước, nước sẽ được hấp thụ vào máu và đi khắp cơ thể. Một phần nước sẽ được sử dụng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, phần còn lại sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Thận là cơ quan lọc máu, tái hấp thu một phần nước, phần còn lại đào thải vào bàng quang.
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trước khi được thải ra ngoài. Khi bàng quang đầy, bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như bàng quang tăng hoạt, viêm nhiễm bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang,.. có thể làm kích hoạt bàng quang và gây buồn tiểu ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
Chứng tiểu nhiều lần đặc biệt là vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ khiến nhiều người thường nhịn hoặc hạn chế việc uống nướci. Tuy nhiên, trong trường hợp này các chuyên gia khuyên bạn không nên nhịn uống nước thậm chí là nhiều nước hơn bình thường.
Nhịn uống nước có thể khiến tình trạng rối loạn đường tiểu nghiêm trọng hơn. Khi cơ thể không đủ nước, nước tiểu còn lại trong bàng quang dễ bị cô đặc khiến các vi khuẩn đọng lại và dễ gây nhiễm trùng nước tiểu. Không đủ nước cũng khiến khả năng trung hòa muối, canxi là các chất lắng cặn kém hơn, dẫn đến các chất này tích tụ và gây sỏi thận.
Ngược lại, uống nhiều nước giúp bàng quang giãn ra, giảm cảm giác buồn tiểu. Nước cũng pha loãng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra ngoài, hòa tan canxi, các chất lắng cặn tốt hơn.
Tuy nhiên, người bị rối loạn đường tiểu, tiểu nhiều lần, bí tiểu cần lưu ý uống nước đúng cách để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách uống nhiều nước mà không đi tiểu nhiều
Để uống nhiều nước mà không đi tiểu nhiều lần, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
Uống nước thường xuyên
Thay vì uống một lượng lớn nước trong một lần, bạn nên uống nước với lượng vừa phải và uống nhiều lần, đều đặn trong suốt cả ngày. Điều này sẽ giúp bàng quang có thời gian để co bóp và giải phóng nước tiểu ra ngoài.
Uống nước vào các thời điểm thích hợp
Với những người đang bị rối loạn đường tiểu, tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,… Bạn nên tránh uống nước ngay trước khi đi ngủ, vì điều này có thể khiến bạn phải thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu.
Cách uống nước tốt nhất là bạn nên uống nhiều vào buổi sáng, giảm lượng nước uống vào buổi chiều và hạn chế về buổi tối.
Uống nước ấm
Nước ấm sẽ giúp cơ thể hấp thụ nước nhanh hơn, đồng thời giúp bàng quang co bóp dễ dàng hơn, do đó, lượng nước bị thải ra sẽ ít hơn.
Tránh các loại đồ uống lợi tiểu
Các loại đồ uống như cà phê, trà, rượu bia,… có thể kích thích bàng quang và làm mất cân bằng dịch trong cơ thể, tăng lượng nước thải ra ngoài qua đường tiểu.
Một số loại nước ép trái cây như nước ép dưa chuột, nước ép chanh, nước ép bưởi,…; trà thảo mộc như trà xanh, trà ngưu bàng, tầm ma,… hay nước khoáng chứa nhiều khoáng chất, bao gồm cả kali, dù tốt cho sức khỏe nhưng lại có tính chất lợi tiểu. Khi uống buổi tối dễ gây tiểu đêm nhiều lần.
Tránh uống thuốc gần giờ ngủ
Nếu đang phải sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm, thuốc điều trị bệnh lý đường tiết niệu hay hay các loại thuốc nào khác khi đang bị chứng tiểu đêm bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét việc dời lịch uống thuốc lên sớm hơn. Hạn chế uống thuốc quá gần giờ đi ngủ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ăn nhiều thực phẩm giàu nước: Các như hoa quả (dưa chuột, dưa hấu, nho, lê,…), rau xanh (bí ngòi, súp lơ, rau cải,…) hay súp có thể cung cấp cho cơ thể nước mà không làm tăng áp lực trên bàng quang.
Thay đổi tư thế nằm ngủ: Ngoài ra, để tránh tiểu nhiều lần vào ban đêm bạn có thể thay đổi tư thế nằm ngủ nghiêm sang bên trái cũng làm giảm áp lực lên bàng quang.
Tập luyện cơ bàng quang: Bạn có thể tập luyện cơ bàng quang với bài tập Kegel hoặc bằng cách dừng lại giữa lúc đi tiểu và giữ lại trong vài giây, rồi tiếp tục. Bạn có thể lặp lại việc này vài lần mỗi khi đi tiểu. Điều này sẽ giúp cơ bàng quang trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng chứa được nhiều nước hơn.
Tập thể dục thường xuyên: Bên cạnh cách uống nước để không đi tiểu nhiều kể trên, bạn cũng nên kết hợp với việc tập thể thao hằng ngày để giúp tăng sức khỏe đề kháng, giúp nhanh phục hồi sức khỏe, tăng cơ bàng quang và cải thiện triệu chứng rối loạn đường tiểu tốt hơn. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm cân giúp gảm áp lực lên bàng quang.
Trên đây là một số cách giúp bạn uống nước thoải mái mà không phải đi tiểu nhiều. Ngoài các cách trên bạn cũng có thể tham khảo các mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày khác đã được AZ Tiền Liệt Tuyến chia sẻ để tìm ra phương pháp hữu hiệu với mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, tiểu nhiều lần có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì bạn nên đi khám chuyên khoa tiết niệu để được chuẩn đoán chính xác và điều trị bệnh lý nền, mới có thể cải thiện dứt điểm. Các cách trên chỉ hỗ trợ một phần để hạn chế số lần phải đi tiểu không thể điều trị dứt bệnh.