Muốn biết tiểu nhiều lần phải uống thuốc gì hay thuốc trị tiểu đêm nào tốt nhất, điều đầu tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần và sử dụng đúng thuốc đúng bệnh. Dưới đây là những điều cần biết về chứng tiểu đêm và một số loại thuốc trị tiểu đêm phổ biến mà bạn cần biết trước khi sử dụng. 

Tiểu đêm nhiều lần nguyên nhân do đâu? 

Thông thường, chúng ta có thể ngủ một giấc trọn vẹn từ đêm đến sáng mà không phải dậy đi tiểu hoặc chỉ đi tiểu 1 lần/ đêm khi uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ. Tình trạng tiểu đêm nhiều lần là khi một người phải thức dậy từ 2 lần trở lên để đi tiểu mỗi đêm. 

Tiểu đêm nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, với mỗi nguyên nhân sẽ có những thuốc điều trị khác nhau 
Tiểu đêm nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, với mỗi nguyên nhân sẽ có những thuốc điều trị khác nhau

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần chẳng hạn như: Hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang co thắt không kiểm soát được, ngay cả khi nước chưa đầy, gây buồn tiểu); viêm đường tiết niệu (đường tiết niệu bị vi khuẩn, virus gây viêm, nhiễm trùng nên nhạy cảm và hay buồn tiểu); Sỏi thận hay các bệnh về thận (thận suy yếu khả năng cô đặc và tái hấp thu nước kém, khiến nước thải tiết ra nhiều hơn); tuổi tác tăng cao (khiến bàng quang và niệu đạo suy yếu hơn),… Ngoài ra, tiểu đêm nhiều lần cũng là triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường, suy tim, trầm cảm (đang sử dụng thuốc),…

Ở nam giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên trở đi, tiểu đêm nhiều lần thường do u phìa đại tiền liệt tuyến. Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang và 2 bên niệu đạo khi bị phì đại sẽ chèn ép lên 2 cơ quan này gây ra các triệu chứng buồn tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt,….

Ở phụ nữ, triệu chứng tiểu nhiều lần cũng có thể do mang thai (tử cung lớn dần chèn ép lên bàng quang) hoặc sa tử cung (tử cung sa xuống âm đạo gây áp lực lên bàng quang). 

Tiểu đêm nhiều lần không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, đi tiểu nhiều lần uống thuốc gì luôn là trăn trở của những người mắc phải chứng bệnh này. 

Thuốc trị đi tiểu nhiều lần phổ biến

Có nhiều loại thuốc khác nhau trị tiểu nhiều lần theo các nhóm nguyên nhân và triệu chứng của người bệnh. Thuốc trị tiểu đêm nhiều lần được chia thành 6 nhóm chính là:

Nhóm thuốc Desmopressin

Thuốc Desmopressin là một loại hormone tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ nước của thận. Thuốc Desmopressin có tác dụng hạn chế lượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể. Thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu đêm ở trẻ em và người lớn. 

Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm Desmopressin 
Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm Desmopressin

Các sản phẩm thuộc nhóm thuốc Desmopressin:

  • Minirin
  • Nocdurna
  • Glubetin

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Thuốc kháng Cholinergic có tác dụng làm giảm co thắt cơ bàng quang, giúp bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn trước khi có cảm giác muốn đi tiểu. Thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu đêm ở người lớn. 

Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm kháng Cholinergic 
Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm kháng Cholinergic

Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Cholinergic phổ biến gồm:

  • Oxybutynin
  • Tolterodine
  • Solifenacin
  • Trospium
  • Darifenacin
  • Fesoterodine

Nhóm thuốc chẹn Alpha-1

Thuốc chẹn Alpha-1 có tác dụng làm giãn cơ vòng cổ bàng quang, giúp bàng quang mở rộng và chứa nhiều nước tiểu hơn trước khi có cảm giác muốn đi tiểu. Thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu đêm ở người lớn, đặc biệt là ở nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt.

Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm chẹn Alpha-1
Thuốc trị tiểu nhiều lần nhóm chẹn Alpha-1

Thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn Alpha-1 có một số loại sau:

  • Tamsulosin
  • Alfuzosin
  • Doxazosin
  • Terazosin
  • Silodosin
  • Udenafil

Thuốc lợi tiểu Furosemid

Thuốc lợi tiểu Furosemid giúp tăng đào thảo nước tiểu vào ban ngày
Thuốc lợi tiểu Furosemid giúp tăng đào thảo nước tiểu vào ban ngày

Thuốc lợi tiểu Furosemid có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể vào ban ngày và hạn chế vào ban đêm, nhờ đó cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần, trả lại cho người bệnh giấc ngủ ngon. 

Thuốc lợi tiểu Furosemid được sử dụng để điều trị chứng tiểu đêm ở người lớn, đặc biệt là ở những người bị suy tim, suy thận.

Nhóm thuốc kháng Androgen

Thuốc kháng Androgen có tác dụng làm giảm sản xuất testosterone, một hormone có thể kích thích bàng quang hoạt động quá mức. Thuốc kháng Androgen được sử dụng để điều trị chứng tiểu đêm ở nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt.

Các thuốc thuộc nhóm kháng Androgen:

  • Finasteride
  • Dutasteride

Nhóm thuốc Antimuscarinic

Nhóm thuốc Tây chữa tiểu đêm này thường dùng trong các trường hợp bị bàng quang tăng hoạt, gây tiểu nhiều lần liên tục. 

Thuốc Antimuscarinic có tác dụng ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang, nhờ đó, làm giảm co thắt cơ bàng quang, làm giảm cảm giác buồn tiểu. 

Thuốc thảo dược trị tiểu nhiều lần 

Ngoài các loại thuốc Tây trên, còn một số loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiểu đêm như: 

az tiền liệt tuyến khách hàng cầm sản phẩm

  • AZ Tiền liệt tuyến: Chiết xuất từ co lùn, tinh dầu hạt bí ngô, hải kim sa, lá tầm ma hỗ trợ giảm kích thước khối u phì đại tiền liệt tuyến, làm thông đường điều, cải thiện tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu khó,… 
  • Viên uống Swanson Pumpkin Seed Oil: Chiết xuất từ tinh chất hạt bí ngô hỗ trợ tuyến tiền liệt 
  • Thuốc Crila: Chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều lần do Phì đại tiền liệt, u xơ tử cung. 

Thuốc trị tiểu đêm nào tốt nhất? 

Thuốc trị tiểu đêm nào tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm, tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Do đó, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

Để được chuẩn đoán chính xác bạn cần đi khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề khác về đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm máu: Để phát hiện bệnh đái tháo đường, suy tim, suy thận,…
  • Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang): Để  kiểm tra các cơ quan trong hệ tiết niệu, bàng quang, thận,…

Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm, lúc này việc sử dụng thuốc sẽ giúp trị đúng căn nguyên và mang lại hiệu quả tốt nhất. Với các trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc. 

Một số lưu ý về thuốc trị tiểu đêm bạn cần biết trước khi sử dụng: 

  • Thuốc trị tiểu đêm có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng và các sản phẩm bổ sung thực phẩm.
  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để cải thiện tình trạng tiểu đêm, người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như hạn chế uống nước, rượu bia, cà phê vào buổi tối đặc biệt là trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dục thường xuyên. 

Nếu tình trạng tiểu đêm không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, người bệnh cần đi khám lại bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây tiểu đêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đăng gần đây

Điểm bán gần bạn