Thuốc tây hay thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong chữa trị các bệnh lý và không còn quá xa lạ. Mặc dù khả năng chữa bệnh hiệu quả, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Trong đó, uống thuốc tây bị tiểu tiện nhiều luôn là thắc mắc của nhiều người và mong muốn tìm biện pháp khắc phục.
Thế nào là uống thuốc tây đi tiểu nhiều lần?
Bàng quang của một người bình thường có thể chứa được 400-600 ml nước tiểu. Khi bàng quang có dấu hiệu đầy, não bộ sẽ gửi tín hiệu cho bạn biết và khi đó bạn sẽ cảm giác muốn được đi “xả”. Điều này có nghĩa là nếu bộ máy bài tiết của bạn đang hoạt động tốt thì cứ mỗi 2-2,5 lít nước bạn uống vào mỗi ngày, thì trung bình bạn sẽ đi tiểu khoảng 5-6 lần vào ban ngày. Thường ban đêm sẽ không buồn tiểu hoặc chỉ đi 1 lần.
Vì vậy, nếu tần suất đi tiểu của bạn lớn hơn và đang sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh lý, thì có nghĩa bạn đang bị tác dụng phụ của thuốc là đi tiểu nhiều lần. Việc đi tiểu nhiều lần này không những làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày mà còn khiến thận của bạn phải làm việc quá sức. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể là nguyên nhân của viêm nhiễm đường tiểu hay suy giảm chức năng thận…
Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều lần còn có thể khiến bạn cảm thấy bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó, hay tiểu ra máu… Thậm chí, trong nhiều trường hợp người bệnh còn bị rối loạn tiểu tiện hoặc không kiểm soát được hành vi tiểu tiện của mình. Trường hợp này thường xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc dùng thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài.
Tại sao uống thuốc tây lại đi tiểu nhiều?
Để trả lời cho vấn đề uống thuốc tây bị đi tiểu, trước tiên ta cần hiểu về cơ chế buồn tiểu. Bạn xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu khi có đầy đủ các yếu tố bao gồm sức chứa của bàng quang, sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương và quá trình bài tiết của thận. Nếu quá trình này diễn ra suôn sẻ thì bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu khi cơ thể bạn thực sự đang cần điều đó mà ngược lại.
Trên thực tế không phải loại thuốc tây nào cũng gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, bởi với mỗi nhóm thuốc có thể đưa ra các tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của thuốc tây y là chữa vào một bộ phận cụ thể giúp giảm các triệu chứng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Cụ thể, với trường hợp uống thuốc tây gây buồn tiểu có thể do các tác dụng phụ của thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương đưa ra những tín hiệu giả. Nguyên nhân cũng có thể đến từ việc những loại thuốc này tác động xấu tới cơ quan bài tiết như thận, bàng quang… gây ra hiện tượng này. Đôi khi thuốc tây cũng khiến cơ thể tăng cường bài tiết nước tiểu nên người bệnh sẽ cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn.
Cải thiện tình trạng tiểu nhiều do tác dụng phụ của thuốc
Như đã trình bày ở trên, thuốc tây y luôn mang đến những tác dụng phụ không mong muốn, và đây thường được coi là điều mà người bệnh cần phải chấp nhận nếu muốn điều trị tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, khi được kê những loại thuốc gây ra hiện tượng tiểu nhiều, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc.
Đặc biệt bạn có thể thay đổi thời gian uống thuốc sao cho hợp lý. Ví dụ, thay vì uống vào buổi tối bạn có thể sử dụng thuốc vào ban ngày, việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa việc đi tiểu vào ban đêm, có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tương tự như vậy, bạn có thể tập trung vào công việc hoặc luyện tập thể dục thể thao giúp cho não bộ hạn chế đưa ra các tín hiệu giả gây buồn đi tiểu.
Bên cạnh đó, nếu uống thuốc tây đi tiểu nhiều lần bạn có thể thăm khám bác sĩ và xin điều chỉnh sang các loại thuốc ít tác dụng phụ hơn nếu được. Việc sử dụng các loại thuốc đông y, nam dược cũng là một lựa chọn thay thế trong trường hợp cần thiết. Bởi phần lớn những loại thuốc với thành phần thảo dược, thiên nhiên sẽ ít mang đến tác phụ hơn là thuốc tây y, cho dù hiệu quả của nó có thể chậm hơn một chút.
Uống thuốc tây bị đi tiểu nhiều là một trong những tác dụng phụ thường gặp. Đây là điều mà người bệnh cần phải chấp nhận nhưng có thể tham khảo sang các loại thuốc đông y ít tác dụng phụ hơn nếu cần. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.