Tiều đêm nhiều lần có thể do thói quen sinh hoạt như thức khuya, uống nhiều nước, dùng chất kích thích trước khi đi ngủ nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Vậy, Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Tại sao chúng lại gây ra tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần? Và khi bị tiểu đêm nhiều lần phải làm sao? Cùng AZ Tiền Liệt Tuyến tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng tiểu đêm nhiều lần là như thế nào?
Thông thường, một người bình thường có thể ngủ liên tục 6-8 tiếng mỗi đêm mà không cần phải thức dậy để đi tiểu hoặc chỉ cần đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm. Những người được coi là mắc chứng tiểu đêm nhiều lần khi thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu từ 2 lần trở lên mỗi đêm.
Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, khó chịu thậm chí là suy nhược cơ thể và giảm hiệu quả làm việc. Tiểu nhiều lần thường xuyên, liên tục không đỡ và thậm chí là nặng thêm dù đã thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ thường có nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý. Nếu trì hoãn chữa trị người bệnh rất có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Tại sao đi tiểu đêm nhiều lần?
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở một người. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần phổ biến nhất:
- Mất cân bằng dịch trong cơ thể: Uống quá nhiều nước, rượu bia, cà phê, trà, hoặc các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn vào buổi tối có thể khiến bàng quang tích trữ nhiều nước tiểu, dẫn đến tiểu đêm nhiều lần.
- Vấn đề về thần kinh: Bàng quang được kiểm soát bởi não, tủy sống đoạn S1 và S2, hệ thần kinh ngoại biên nên các vấn đề về thần kinh cũng có thể gây tiểu đêm nhiều lần. Một số vấn đề về thần kinh như sự lo lắng, căng thăng, sợ hãi cũng có thể gây rối loạn đường tiểu và tiểu nhiều lần
- Rối loạn giấc ngủ: Đặc biệt là mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, có thể khiến người bệnh thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
- Tuổi tác tăng cao: Làm các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang, cũng suy giảm chức năng. Điều này có thể khiến bàng quang tích trữ ít nước tiểu hơn, dẫn đến tiểu đêm nhiều lần.
- Tác động của một số loại thuốc: Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc chống co thắt, có thể gây tiểu đêm nhiều lần.
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tiểu đêm nhiều lần có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các bệnh lý phổ biến nhất gây hiện tượng tiểu đêm nhiều lần.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu (hoặc nhiễm trùng tiểu, viết tắt là UTI) là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ, và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập qua niệu đạo và lan tới bàng quang và gây viêm nhiễm dẫn đến người bệnh có các triệu chứng buồn tiểu nhiều lần, các biểu hiện khác có thể kèm tiểu đau, tiểu gấp, tiểu buốt, đau bụng dưới và đau vùng hông lưng. Nếu nhiễm trùng lan đến thận, có thể gây ra triệu chứng toàn thân và thậm chí nhiễm trùng huyết.
Điều trị: Thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả hơn.
Bàng quang kích thích
Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang, gây rối loạn chức năng co bóp của bàng quang. Các cơ bàng quang co bóp ngay khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang, dù chưa đầy, khiến bệnh nhân cảm thấy cần đi tiểu ngay lập tức, tiểu liên tục và đôi khi không thể tự chủ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang kích thích có thể do các vấn đề về thần kinh, bất thường trong bàng quang, tác động điều trị vùng khung chậu, uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống có cồn. Thậm chí, trong một số trường hợp, có thể không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Hội chứng bàng quang kích thích không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày, học tập và làm việc. Đồng thời, bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, có thể bị ảnh hưởng tâm lý và suy giảm tinh thần.
Bệnh sỏi thận, suy thận
Sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi thận thường gây đau vùng thắt lưng và gây khó đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần. Điều này là do sỏi thận có thể làm cản trở dòng tiểu từ thận đến niệu quản và bàng quang. Nếu sỏi tắc nghẽn niệu quản hoặc gây viêm nhiễm, thì thận có thể bị tổn thương và suy yếu chức năng, làm giảm khả năng thận lọc máu và loại bỏ chất thải.
Nguyên nhân gây sỏi thận có thể do uống nước không đủ khiến nước tiểu bị cô đặc hoặc do dị dạng bẩm sinh, khiến nước tiểu không thoát ra được hết mà bị tích trữ tạo thành sỏi. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sỏi sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau. Với trường hợp sỏi to gây đau đớn cần phẫu thuật để loại bỏ.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính thường gặp trong hệ tiết niệu. Đây là loại ung thư thứ hai phổ biến sau ung thư tuyến tiền liệt. Khi khối u tăng kích thước haowcj nằm ở vị trí gần niệu quản, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiểu.
Ngoài triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, ung thư bàng quang có thể kèm tiểu máu từng đợt và không đau, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, do bàng quang bị kích thích hoặc giảm thể tích. Đau lưng dưới ở một bên của cơ thể.
Ung thư bàng quang thường gặp ở người lớn tuổi, ở độ tuổi 60-70, khoảng 75% trên 65 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ.
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt, u xơ phì đại tuyến tiền liệt lành tính là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên và già. Khối u tiền liệt tuyến phì đại chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu khó, tiểu yếu, tiểu ngắt quãng.
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lành tính, tuy nhiên, khi khối u phì đại quá to gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nhiều người tiểu đêm nhiều lần, mỗi đêm có thể phải thức dậy 4-5 lần để đi tiểu, gây rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Phì đại tiền liệt tuyến lại thường xảy ra ở những người cao tuổi, có nhiều bệnh lý đi kèm như tim mạch, huyết áp, nên mất ngủ thường xuyên rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Để điều trị phì đại tiền liệt tuyến, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị ngoại khoa với các trường hợp nhẹ và chỉ định phẫu thuật với các trường hợp có khối u lớn, triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, người dùng có thể kết hợp sử dụng sản phẩm AZ tiền liệt tuyến để cải thiện các triệu chứng rối loạn đường tiểu và hạn chế khối u phát triển.
AZ tiền liệt tuyến là sản phẩm chiết xuất từ thảo dược cọ lùn, tinh dầu hạt bí ngô, hải kim sa, lá tầm ma, tỏa dương có tác dụng hỗ trợ làm teo khối u phì đại, kháng viêm, giảm sưng phù nề đường tiết niệu, làm giãn cơ trơn và khơi thông dòng tiểu, cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, bí tiểu,… do phì đại tuyến tiền liệt.
Các bệnh lý khác:
- Một số bệnh lý cũng có thể gây mất cân bằng dịch khiến người bệnh tiểu nhiều về đêm như: đái tháo đường, tăng canxi máu, suy thận mãn tính, suy tim,…
- Một số bệnh về thần kinh như bệnh: Parkinson, sau đột quỵ, đau cơ xơ hóa, chấn thương tủy sống, …
Tiểu đêm nhiều lần có sao không?
Tiểu đêm nhiều lần có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Nếu tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân sinh lý, chẳng hạn như do uống nhiều nước trước khi đi ngủ, do thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hoặc do tuổi tác, thì thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như do nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc các bệnh lý khác về hệ tiết niệu, thì có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:
- Mất ngủ: Tiểu đêm nhiều lần về đêm dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, giảm năng suất lao động và học tập.
- Rối loạn tâm lý: Mất ngủ kéo dài do tiểu đêm nhiều lần dẫn đến, tinh thần suy sụp, khó tỉnh táo, căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Tiểu đêm nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đột quỵ, suy giảm trí nhớ,…
Bị tiểu đêm nhiều lần phải làm sao?
Nếu bạn bị tiểu đêm nhiều lần, bạn có thể thử một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Hãy uống đủ nước trong ngày, nhưng hạn chế uống nước từ 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bàng quang có thời gian để trống rỗng.
Đi tiểu trước khi đi ngủ: Giúp bàng quang trống rỗng, giảm nguy cơ phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm.
Không sử dụng các chất kích thích: Cà phê, trà, rượu bia có thể đào thải nước tiểu, khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy tránh sử dụng các chất kích thích này vào buổi chiều và tối.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng bàng quang. Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ.
Kiểm soát cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.
Đi khám và điều trị nếu có các bệnh lý về hệ tiết niệu: Nếu bạn bị tiểu đêm nhiều lần kèm theo các triệu chứng khác như đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu,…thì có thể bạn đang mắc các bệnh lý về hệ tiết niệu kế trên. Lúc này hãy đi khám và điều trị bệnh lý nền để cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
Trên đây là một số nguyên nhân và bệnh lý gây tiểu đêm nhiều lần cũng như cách trị tiểu đêm nhiều lần bạn có thể áp dụng để giảm số lần tiểu. Nếu tình trạng rối loạn đường tiểu của bạn kèm nhiều triệu chứng khác nhau và không biết tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân gì hoặc bệnh gì, bạn nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.